Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
62924

Tĩnh Gia chủ động ứng phó với bão số 4

Ngày 29/08/2019 15:39:52

Ngày 29/8/2019, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia đã có Công điện khẩn số 10/CĐ-UBND Về việc ứng phó vói bão số 4.

4.jpg
Theo bản tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ ngày 29/8, vị trí tâm bão ở vàokhoảng 17,3 độ vĩ Bắc; 112,8 độ kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 480km, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 680km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9,giật cấp 11, bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới,bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 04 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão ở khoảng18,2 độ vĩ Bắc; 107,3 độ kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 120km về phía Đôngsức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10,giật cấp 12.Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tớiphía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ vĩ Bắc. Do ảnh hưởng của bão, từ đêm 29/8 đến ngày 02/9 khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa to đến rất to; tổng lượng mưa phổ biến cả đợt 250-400mm. Trên các sông sẽ xuất hiện một đợt lũ lên từ 3-7m; mực nươc đỉnh lũ ở thượng lưu các sông lên mức BĐ2-BĐ3, hạ lưu lên mức BĐ1-BĐ2; nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp.

Để chủ động úng phó với diễn biến củabão số 4, Chủ tịch UBDN huyện Tĩnh Gia yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Trưởng các phòng, ban, đội thuộc UBND huyện, Trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các công việc sau:

1. Nghiêm túc thực hiện Công điện khẩn số 09/CĐ-UBND ngày 28/8/2019 của Chủ tịch UBND huyện về việc chủ động ứng phó với bão số 4 trên biển Đông.

2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến nhân dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan.

3. Thường xuyên cập nhập thông tin, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra và không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến, di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại và không được để người ở lại trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển, các hoạt động kinh tế trên biển, ven biển. Tổ chức cấm biển từ 5 giờ 00 phútngày 29/8/2019 đến khi bão suy yếu và tan dần.

4. Huy động tối đa lực lượng lao động và phương tiện để thu hoạch ngay diện tích lúa mùa đã chín từ 80% trở lên, với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

5. Kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, ven sông, bãi sông, vùng trũng thấp, các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Riêng khu vực ven biển, cửa sông phải rà soát và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán dân theo phương án đã lập khi có lệnh.

6. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập; đặc biệt là các công trình đang thi công dở dang, các trọng điểm xung yếu, các cống dưới đê. Chỉ đạo vận hành các hồ chứa để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du, không tích nước đối với các hồ chứa không đảm bảo an toàn; chuẩn bị lực lượng và vật tư như đất, cọc tre, rọ, bạt, bao bì tại các vị trí các tuyến đê xung yếu để kịp thời hộ đê khi có tình huống xấu xảy.

7. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án bảo vệ sản xuất, chống nghập úng; chủ động thực hiện tiêu nước đệm, giải tỏa ách tắc lòng sông và các trục tiêu để đảm bảo tốt việc tiêu úng và thoát lũ, đồng thời phải chủ động vận hành ngay các trạm bơm tiêu, cống tiêu khi có mưa lớn để bảo vệ diện tích lúa và hoa màu. Điện lực Tĩnh Gia ưu tiên cấp điện cho tất cả các trạm bơm tiêu, cống tiêu; đồng thời rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền tải điện.

8. Lắp đặt các biển báo khu vực nguy hiểm và triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn người và phương tiện qua lại các tràn, khu vực đường giao thông bị ngập, bến đò để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

9. Kiểm tra cụ thể phương án “4 tại chỗ”, trong đó chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn để phòng trường hợp mưa mưa, lũ gây chia cắt dài ngày.

10. Đảm bảo thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu. Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

11. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện xuống các địa bàn được phân công phụ trách phối hợp với các xã, thị trấn, các ngành để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi công tác ứng phó, khắc phục thiên tai.

12. Đài Truyền thanh – Truyền hình Tĩnh Giatăng cường thời lượng và phát thanh thường xuyên về tình hìnhdiễn biến của bão, mưa, lũ để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và nhân dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.

13. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện (qua Phòng Nông nghiệp & PTNT) để tổng hợp báo cáoBan Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thanh Hoá.

Nguyễn Toàn

Nguồn:https://tinhgia.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2019-8-29/Tinh-Gia-chu-dong-ung-pho-voi-bao-so-47p77vq.aspx

Tĩnh Gia chủ động ứng phó với bão số 4

Đăng lúc: 29/08/2019 15:39:52 (GMT+7)

Ngày 29/8/2019, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia đã có Công điện khẩn số 10/CĐ-UBND Về việc ứng phó vói bão số 4.

4.jpg
Theo bản tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ ngày 29/8, vị trí tâm bão ở vàokhoảng 17,3 độ vĩ Bắc; 112,8 độ kinh Đông, trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 480km, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 680km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9,giật cấp 11, bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão. Dự báo trong 24 giờ tới,bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 04 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão ở khoảng18,2 độ vĩ Bắc; 107,3 độ kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 120km về phía Đôngsức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10,giật cấp 12.Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tớiphía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ vĩ Bắc. Do ảnh hưởng của bão, từ đêm 29/8 đến ngày 02/9 khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa to đến rất to; tổng lượng mưa phổ biến cả đợt 250-400mm. Trên các sông sẽ xuất hiện một đợt lũ lên từ 3-7m; mực nươc đỉnh lũ ở thượng lưu các sông lên mức BĐ2-BĐ3, hạ lưu lên mức BĐ1-BĐ2; nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp.

Để chủ động úng phó với diễn biến củabão số 4, Chủ tịch UBDN huyện Tĩnh Gia yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Trưởng các phòng, ban, đội thuộc UBND huyện, Trưởng các ngành, các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các công việc sau:

1. Nghiêm túc thực hiện Công điện khẩn số 09/CĐ-UBND ngày 28/8/2019 của Chủ tịch UBND huyện về việc chủ động ứng phó với bão số 4 trên biển Đông.

2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ; thông tin, cảnh báo kịp thời đến nhân dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan.

3. Thường xuyên cập nhập thông tin, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra và không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão, kể cả tàu vận tải, tàu du lịch; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến, di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại và không được để người ở lại trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản; tổ chức hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch dọc ven biển, các hoạt động kinh tế trên biển, ven biển. Tổ chức cấm biển từ 5 giờ 00 phútngày 29/8/2019 đến khi bão suy yếu và tan dần.

4. Huy động tối đa lực lượng lao động và phương tiện để thu hoạch ngay diện tích lúa mùa đã chín từ 80% trở lên, với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

5. Kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, ven sông, bãi sông, vùng trũng thấp, các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Riêng khu vực ven biển, cửa sông phải rà soát và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán dân theo phương án đã lập khi có lệnh.

6. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập; đặc biệt là các công trình đang thi công dở dang, các trọng điểm xung yếu, các cống dưới đê. Chỉ đạo vận hành các hồ chứa để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du, không tích nước đối với các hồ chứa không đảm bảo an toàn; chuẩn bị lực lượng và vật tư như đất, cọc tre, rọ, bạt, bao bì tại các vị trí các tuyến đê xung yếu để kịp thời hộ đê khi có tình huống xấu xảy.

7. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án bảo vệ sản xuất, chống nghập úng; chủ động thực hiện tiêu nước đệm, giải tỏa ách tắc lòng sông và các trục tiêu để đảm bảo tốt việc tiêu úng và thoát lũ, đồng thời phải chủ động vận hành ngay các trạm bơm tiêu, cống tiêu khi có mưa lớn để bảo vệ diện tích lúa và hoa màu. Điện lực Tĩnh Gia ưu tiên cấp điện cho tất cả các trạm bơm tiêu, cống tiêu; đồng thời rà soát, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống truyền tải điện.

8. Lắp đặt các biển báo khu vực nguy hiểm và triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn người và phương tiện qua lại các tràn, khu vực đường giao thông bị ngập, bến đò để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão.

9. Kiểm tra cụ thể phương án “4 tại chỗ”, trong đó chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn để phòng trường hợp mưa mưa, lũ gây chia cắt dài ngày.

10. Đảm bảo thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để triển khai ứng cứu khi có yêu cầu. Chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

11. Các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện xuống các địa bàn được phân công phụ trách phối hợp với các xã, thị trấn, các ngành để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi công tác ứng phó, khắc phục thiên tai.

12. Đài Truyền thanh – Truyền hình Tĩnh Giatăng cường thời lượng và phát thanh thường xuyên về tình hìnhdiễn biến của bão, mưa, lũ để các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và nhân dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó.

13. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện (qua Phòng Nông nghiệp & PTNT) để tổng hợp báo cáoBan Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thanh Hoá.

Nguyễn Toàn

Nguồn:https://tinhgia.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2019-8-29/Tinh-Gia-chu-dong-ung-pho-voi-bao-so-47p77vq.aspx

[CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TT HC]